
3 lưu ý về chăm nuôi thú cưng khi nhà có trẻ
Thông thường, chó mèo là những loại thú cưng được tìm thấy phổ biến trong nhiều gia Việt. Những con vật này xuất hiện ở khắp nơi từ nông thôn cho tới thành phố.
Chúng gần như đã trở thành những thành viên trong gia đình và được chủ nhân đặc biệt “chiều chuộng”. Tuy nhiên, làm cách nào để dung hòa các con vật này đối với những gia đình có con nhỏ là câu hỏi thắc mắc của không ít độc giả.
Các chuyên gia về Thú y của chúng tôi đã đưa ra 3 lưu ý cơ bản về chăm nuôi thú cưng khi nhà có trẻ nhỏ.
Nên lựa chọn những con vật nuôi khỏe mạnh.
Chọn thú cưng khỏe mạnh
Đối với nhà có trẻ nhỏ, việc làm đầu tiên trước khi nhận nuôi thú cưng đó là cần tìm hiểu kỹ về các thông tin liên quan đến con vật định nuôi. Hiện trạng ban đầu của vật nuôi ra sao? Nó sẽ lớn đến mức độ nào? Bạn và các thành viên trong gia đình có bị dị ứng với chất gì không? Nếu bạn nuôi từ 2 con trở lên thì liệu có dễ xảy ra xung đột giữa chúng hay không?
Kiểm tra sức khỏe định kỳ của thú cưng là cách thức đảm bảo rằng con vật bạn định nuôi hoàn toàn khỏe mạnh. Tiêm phòng cho chúng với những mũi tiêm cần thiết theo khuyến cáo của các cơ quan chức năng nơi bạn ở.
Không nên lựa chọn những con vật đang có dấu hiệu bị bệnh. Bởi vì những em bé có độ tuổi từ 5 trở xuống dễ mắc các bệnh nguy cơ cao từ động vật. Các loại virus, vi khuẩn dễ lây lan từ động vật sang người qua những vết trầy xước, chất thải, vết cắn…
Hơn nữa, do trẻ còn quá nhỏ và chưa ý thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn một bàn tay sạch sẽ nên những nhiễm trùng này có nguy cơ gây ra mức nghiêm trọng hơn
Cần kiểm tra sức khỏe định kỳ cho vật nuôi.
Và cần thỏa thuận với tất cả các thành viên trong gia đình trước khi nhận nuôi con vật. Việc làm này thật sự cần thiết bởi con vật sẽ trở thành một trong những người “bạn” của cả gia đình. Phân công trách nhiệm ai sẽ là người chăm sóc chính cho nó.
Dạy trẻ khoảng cách an toàn
Trẻ em thường thiếu linh hoạt trong những tình huống cấp bách nên việc làm đầu tiên cần dạy trẻ đó là giữ khoảng cách an toàn với vật nuôi trong nhà. Cần hạn chế để trẻ tiếp xúc với chúng, hoặc tiếp xúc trong phạm vi quan sát của người lớn.
Dạy trẻ tránh những hành động thô bạo với vật nuôi như: đánh đập, cầm vào đuôi và các bộ phận nhạy cảm của con vật. Mục đích của việc làm này để tránh trẻ bị trầy xước hay bị vật nuôi cắn.
Nhắc nhở trẻ không đưa tay vào miệng vật nuôi khi đùa giỡn hoặc cho chúng ăn bằng tay không. Cần tránh chia sẻ đồ ăn của mình với vật nuôi. Càng không nên đưa tay vào miệng sau khi chơi với con vật.
Dạy trẻ thường xuyên rửa tay thật sạch sau khi có những hành vi tiếp xúc với con vật. Một điều nữa, cần dạy con không được chạm vào con vật đã chết ở bất kỳ đâu.
Dạy trẻ khoảng cách an toàn với thú cưng trong nhà.
Xử trí khi bé bị vật nuôi cắn
Khi bé bị vật nuôi cắn, người lớn cần kiểm tra trên người bé có bao nhiêu vết cắn trên người. Tùy vào vị trí bị cắn và mức độ nặng nhẹ để có những sơ cứu ban đầu.
Cách xử trí khi bị chó mèo cắn: Rửa vết thương bằng nước sạch và xà phòng, nên xả trực tiếp nước vào vết thương trong thời gian 5 phút. Sát trùng vết thương bằng dung dịch sát khuẩn (cồn iod hoặc cồn 70°. Băng vết thương bằng vải sạch (không nên băng quá chặt). Sau đó đưa trẻ đến các cơ sở y tế nơi gần nhất.
Đưa trẻ đi tiêm phòng dại nếu trẻ bị chó cắn. Việc làm này cần thực hiện càng sớm càng tốt. Khi trẻ bị thú cưng cắn, ngoài việc theo dõi sức khỏe của bé, cần đặc biệt lưu tâm đến con vật nuôi đó trong thời gian 7 – 10 ngày để có biện pháp xử trí kịp thời.
Tham gia tải ngay ứng dụng di động MyPet để nhận được những thông tin thú vị nhất về Thú cưng:
Bài viết liên quan
Hướng dẫn kiểm tra sức khỏe cho thú cưng tại nhà
Con người hay thú cưng đều không thể tránh được những lúc bị bệnh, tuy nhiên nếu được phát hiện sớm thì khả năng cao được chữa trị khỏi là nhiều hơn...
Khám phá những điều thú vị đằng sau giống mèo Nga mắt xanh Russian Blue
Mèo Nga mắt xanh được biết tới là giống mèo quý tộc với nét đẹp tinh tế, thanh thoát cùng đôi mắt xanh huyền bí. Nếu bạn đang tìm hiểu về giống mèo nà...
Các loại thực phẩm cho chó cực tốt cho hệ tiêu hóa
Tiêu chảy là một trong những chứng bệnh rất phổ biến ở thú cưng, chắc hẳn sẽ có rất nhiều người nuôi boss thắc mắc rằng phải cho cún ăn gì để hồi phục...
Mèo bị bệnh – Những dấu hiệu tuyệt đối không thể bỏ qua
Khi chó mèo bị bệnh, chúng không thể tự nói được mà chúng ta phải dựa vào các biểu hiện bên ngoài để nhận biết. Vì vậy bạn tuyệt đối đừng bỏ qua những...
Top 5 giống chó chăn cừu phổ biến nhất hiện nay
Ngày nay do nền kinh tế ngày càng phát triển, các giống chó chăn cừu thường được nuôi làm thú cưng nhiều hơn là làm nhiệm vụ chăn dắt ở các nông trại...