Mèo là một trong những loài động vật gần gũi nhất với con người, đóng vai trò là người bạn, người thân trong gia đình. Tuy nhiên việc chăm sóc thú cưng là không hề đơn giản, nhất là trong quá trình nuôi dưỡng, chúng ta có thể bị lây một số loại bệnh từ mèo cưng. Hãy cùng theo dõi bài viết ngay sau đây để tìm hiểu cách thức phòng tránh nhé.

Bệnh nấm da

Bệnh nấm da ở người khi tiếp xúc với mèo bị nhiễm bệnh

Bệnh nấm da ở người khi tiếp xúc với mèo bị nhiễm bệnh

Bệnh nấm da là một trong những căn bệnh phổ biến nhất ở người khi bị mèo lây cho. Khi nuôi mèo, bạn phải thường xuyên kiểm tra cơ thể mèo để kịp thời phát hiện khi chúng bị nấm. Ngoài việc điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn cần phải kết hợp với việc vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh. Cần lưu ý là bào tử nấm có thể kháng thuốc và phát tán ra ngoài, vì vậy nếu không được làm sạch hoàn toàn thì rất khó khỏi bệnh.

Khi mèo bị bệnh nấm da, nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với da mèo, trong trường hợp bắt buộc như thoa thuốc hay vệ sinh thì cần đeo bao tay cẩn thận. Tránh để trẻ em chơi cùng mèo trong thời gian này để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Bệnh giun móc

Giun móc là một loại ký sinh trùng đường ruột phổ biến ở chó mèo và khiến cho động vật bị tiêu chảy, chán ăn và thiếu máu. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do mèo ăn phải những thức ăn chứa ấu trùng giun móc, môi trường sống không đảm bảo vệ sinh nên bị xâm nhập qua da hoặc cũng có thể là do truyền từ mẹ sang con.

Chủ nuỗi dễ dàng bị lây bệnh này khi chơi đùa với thú cưng, triệu chứng ở người là khi có các phản ứng trên da như sưng tấy, ngứa ngáy hoặc bị tiêu chảy nhiều ngày khiến cho cơ thể bị mất nước, mệt mỏi, đổ mồ hôi.

Để phòng tránh bệnh giun móc ở mèo, bạn nên cho thú cưng đi khám sức khỏe ít nhất 1 năm 1 lần để kịp thời phát hiện và chữa trị.

Bệnh dại

Bệnh dại do một loại virus gây chết người gây ra và là một trong những bệnh truyền nhiễm từ động vật nguy hiểm nhất. Bệnh dại lây truyền chủ yếu qua nước bọt và máu, phổ biến nhất là sau khi bị động vật nhiễm bệnh cào hoặc cắn. 

Triệu chứng đầu tiên của bệnh dại trông giống như cảm cúm thông thường nhưng sau đó phát triển thành rối loạn chức năng thần kinh. Ví dụ như  những bé mèo ngày thường ngoan ngoãn, hiền lành thì nay lại hung dữ, dễ kích động. Hiện tại chưa có thuốc để điều trị bệnh dại, vì vậy chó mèo sau khi mắc bệnh phần lớn là tử vong.

Nếu bạn bị động vật nhiễm bệnh dại cắn phải thì cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được tiêm vắc xin, nếu để có các triệu chứng bệnh dại rõ ràng thì khả năng cao sẽ dẫn tới tử vong.

Cách tốt nhất để phòng dại cho thú cưng là tiêm vắc xin phòng ngừa từ sớm.

Dị ứng da do bọ chét, ve, rận

Dị ứng da gây ngứa ngáy, khó chịu

Dị ứng da gây ngứa ngáy, khó chịu

Bọ chét hay ve, rận là những loài ký sinh phổ biến ở động vật, tuy không sống trên cơ thể người nhưng chúng khiến cho da bạn bị kích ứng nếu bị cắn. Hãy thường xuyên làm sạch môi trường sống đồng thời dùng các biện pháp y học để loại bỏ những loài vật này ký sinh lên mèo cưng nhà bạn.

Mèo truyền nhiễm bệnh qua người thông qua vết cắn

Trong miệng mèo có rất nhiều vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng đến sưng đau, thậm chí là áp xe. Khi bị mèo cắn bạn nên xử lý vết thương bằng nước muối sinh lý đồng thời đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị tốt nhất, tránh để lại hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, bạn nên tuân thủ các biện pháp phòng bệnh như vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, khám định kỳ… để đảm bảo sức khỏe cho chính bạn và cả thú cưng.

Hãy tải ngay ứng dụng di động MyPet để nhận được những ưu đãi tuyệt vời nhất khi chăm sóc thú cưng: