Chuột hamster là một trong những loài thú cưng được yêu thích tại Việt Nam, ngoài chế độ dinh dưỡng thì chăm sóc sức khỏe cũng là một vấn đề quan trọng được những người nuôi hamster quan tâm. Bài viết sau đây sẽ đề cập đến 5 căn bệnh mà chuột hamster thường hay mắc phải, theo dõi ngay để tích lũy những kinh nghiệm bổ ích trong việc chăm sóc thú cưng nhé. 

Bệnh đuôi ướt ở chuột hamster

Chuột Hamster được nhiều người yêu thích lựa chọn làm thú cưng

Bệnh đuôi ướt dễ lây lan ở chuột hamster

Đuôi ướt là loại bệnh nhiễm trùng vi khuẩn dễ lây lan và thường gặp nhất ở những em chuột hamster mới cai sữa xong. Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh đuôi ướt là do căng thẳng, thay đổi môi trường sống hoặc chế độ ăn đột ngột. 

Những em chuột hamster bị bệnh thường di chuyển rất chậm, xù lông, chán ăn, bị ướt quanh đuôi và khu vực hậu môn. Chúng sẽ dẫn đến tử vong rất nhanh nếu như không được chữa trị kịp thời, vì vậy khi thấy hamster nhà bạn có những biểu hiện trên thì ngay lập tức đem tới phòng khám thú y chứ không được tự chữa trị tại nhà.

Nếu trong nhà có chuột bị bệnh, phải cách ly nó với các loài vật khác để tránh bị lây lan đồng thời vệ sinh sạch sẽ nơi ở của chúng.

Bệnh cảm lạnh

Chuột hamster thường được nuôi trong lồng nên việc chúng bị cảm lạnh nguyên nhân có thể là do gió lạnh lùa vào, vì vậy hãy chú ý đến nơi ở của chúng và đảm bảo nó thật ấm áp, thoải mái. Các biểu hiện của bệnh khá rõ như mũi ướt, hắt hơi, hô hấp nặng nề và thường xuyên ở trong tư thế cúi gập người xuống.

Một điều đặc biệt mà nhiều bạn mắc phải là tắm bằng nước cho chuột hamster, ngoài ra bạn cũng không nên bế bồng hay tiếp xúc với các em thú cưng nếu bạn đang bị cảm lạnh. Trong thời gian chuột bị bệnh, nên cho chúng uống bổ sung thêm sữa ấm để cơ thể nhanh khỏe lại. 

Răng phát triển quá mức

Chuột hamster thường xuyên gặm đồ vật để mài răng

Chuột hamster thường xuyên gặm đồ vật để mài răng

Nếu là người nuôi chuột, bạn sẽ thấy chúng luôn gặm nhấm một thứ gì đó, có thể là đồ chơi hoặc thậm chí là cả chuồng nếu nó làm bằng gỗ. Sở dĩ hamster làm vậy là để kiểm soát độ dài của răng cửa vì răng của chúng luôn luôn phát triển. Nếu răng quá dài, chuột hamster sẽ không thể ăn như bình thường hoặc thậm chí là đâm thủng hàm, điều này vô cùng nguy hiểm.

Nếu nhận thấy răng của thú cưng nhà bạn quá dài, hãy đưa nó tới phòng khám thú y để được thực hiện mài răng an toàn. 

Bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy là kết quả của việc ăn uống không hợp vệ sinh và không khoa học. Một số biểu hiện dễ thấy của loại bệnh này là phân lỏng và có màu xanh. Khi bị bệnh tiêu chảy, cơ thể hamster sẽ bị mất nước rất nhiều, vì vậy lúc này bạn cần chú ý bổ sung thêm nước cho cơ thể bằng cách đút trực tiếp hoặc nếu bé ốm quá thì có thể tiêm hoặc truyền nước.

Trong thời gian bị bệnh, bạn hãy loại bỏ hoàn toàn thức ăn sống cho bé, thay vào đó là các loại đồ ăn khô như bánh mì, cơm, hạt… 

Bệnh béo phì

Chuột hamster bị thừa cân do chế độ ăn uống không đúng cách, ăn quá nhiều đồ ngọt và lười vận động. Khi bị béo phì, chuột cũng sẽ lười di chuyển hơn vì vậy tình tragj sẽ lại càng xấu đi.

Để giúp thú cưng giải quyết bệnh béo phì, bạn nên chỉnh sửa lại các bữa ăn hằng ngày của chúng, cho ăn nhiều rau và kích thích sự vận động. Bạn có thể khiến hamster tăng cường vận động bằng cách mua nhiều các đồ chơi để chúng chạy nhảy thường xuyên hơn. 

Hãy tải ngay ứng dụng di động MyPet để nhận được những ưu đãi tuyệt vời nhất khi chăm sóc thú cưng: