
Bạn biết gì về bệnh Lepto, kẻ thù số 1 của thú cưng
Bệnh Lepto là một bệnh lý nhiễm khuẩn do xoắn khuẩn. Bệnh có thể gây nên các biến thể phức tạp cho vật nuôi dẫn đến tử vong và lây lan sang con người.
Tìm hiểu về bệnh Lepto
Leptospirosis là một một gây ra loài kí sinh trùng xoắn khuẩn có hại. Những chủ thể mang mầm bệnh sẽ lây lan cho những chủ thế khỏe mạnh bằng nhiều hình thức khác nhau. Các động vật hoang dã là nguồn dịch thiên nhiên lữu trữ mầm bệnh.
Chuột là động vật lưu trữ mầm bệnh Lepto suốt đời. Chúng nhân rộng mầm bệnh ra môi trường bằng thức ăn, chất thải cơ thể, … làm ô nhiễm nguồn nước và thứ ăn, từ đó mầm bệnh Lepto được đi vào cơ thể bằng con đường niêm mạc tiêu hóa vào máu.
Bệnh Lepto gây bệnh nguy hiểm cho thú cưng nhà bạn
Xoắn khuẩn Leptospira có khả năng xâm nhập qua chỗ xây xát của da, niêm mạc; lây qua đường tiêu hóa do thức ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh; qua đường sinh dục.
Tất cả những con vật, chó, mèo và cả con người đều có nhiều nguy cơ mắc bệnh Lepto. Những biến thể nặng của bệnh Lepto gây nên những vấn đề nghiêm trọng ở thận và gan. Đối với những con vật nhỏ bé sẽ có nguy cơ tử vong rất cao.
Biểu hiện bệnh Lepto ở vật nuôi
Thời gian ủ bệnh ở chó từ 4 – 12 ngày, độ dài của thời gian ủ bệnh sẽ gây ra những biến chứng và biểu hiện khác nhau.
Con vật sốt 40,5 – 41oC, bỏ ăn, lười vận động.
Khi thân nhiệt giảm xuống 37 – 38oC, ủ rũ, nôn mửa, ỉa chảy, viêm loét niêm mạc miệng.
Trường hợp bệnh nặng, con vật có chứng hoàng đản do gan bị tổn thương ở các mức độ khác nhau.
Bệnh Lepto gây ra những biến chứng nặng cho thú cưng
Triệu chứng viêm màng não và viêm vùng hầu họng.
Con vật có thể chảy máu mũi, nôn ra máu, chó gầy rất nhanh, thân nhiệt hạ, thở khó rồi chết trong vòng 3 – 5 ngày ở thể quá cấp tính.
Thể mạn tính chó gầy yếu, rụng lông, thiếu máu, đôi khi phù thũng ở mắt, yếm và ngực.
Nước tiểu vàng có mùi khét, tiêu chảy dai dẳng, con cái bị sảy thai, con đực viêm dịch hoàn.
Cách phòng chống bệnh Lepto ở vật nuôi
Phòng bệnh là biện pháp hữu hiệu nhất để hạn chế vi khuẩn Lepto phát tán và gây bệnh cho vật nuôi. Chúng ta nên vệ sinh chuồng trại thường xuyên, khử khuẩn và tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi.
Tiêu diệt chuột, ve, bọ vì đây là những con vật mang mầm bệnh rất lớn.
Hãy chăm sóc thú cưng nhà bạn để tránh bị mắc bệnh Lepto
Không cho những con vật khỏe mạnh tiếp xúc với con vật bị bệnh. Cách ly hẳn con vật bị bệnh khỏi môi trường sống hằng ngày của chúng ta. Khử khuẩn sạch sẽ, vì nước tiểu là nơi ẩn chứa bệnh Lepto lớn nhất.
Hiện nay trên thị trường đã có những loại vaccin để phòng bệnh Lepto, bạn nên tiểm chủng đầy đủ cho những vật nuôi trong nhà bạn. Để phòng tránh bệnh Lepto gây hại cho thú cưng của bạn.
Đặc biệt bệnh Lepto có thể lây qua người dưới dạng nước bọt, máu và dịch mủ từ cá thể bệnh. Do vậy khi chăm sóc những vật nuôi bị bệnh, bạn nên sử dụng găng tay để hạn chế tối đa việc tiếp xúc với mầm bệnh.
Tham gia tải ngay ứng dụng di động MyPet để nhận được những thông tin thú vị nhất về Thú cưng:
Bài viết liên quan
Hướng dẫn kiểm tra sức khỏe cho thú cưng tại nhà
Con người hay thú cưng đều không thể tránh được những lúc bị bệnh, tuy nhiên nếu được phát hiện sớm thì khả năng cao được chữa trị khỏi là nhiều hơn...
Khám phá những điều thú vị đằng sau giống mèo Nga mắt xanh Russian Blue
Mèo Nga mắt xanh được biết tới là giống mèo quý tộc với nét đẹp tinh tế, thanh thoát cùng đôi mắt xanh huyền bí. Nếu bạn đang tìm hiểu về giống mèo nà...
Các loại thực phẩm cho chó cực tốt cho hệ tiêu hóa
Tiêu chảy là một trong những chứng bệnh rất phổ biến ở thú cưng, chắc hẳn sẽ có rất nhiều người nuôi boss thắc mắc rằng phải cho cún ăn gì để hồi phục...
Mèo bị bệnh – Những dấu hiệu tuyệt đối không thể bỏ qua
Khi chó mèo bị bệnh, chúng không thể tự nói được mà chúng ta phải dựa vào các biểu hiện bên ngoài để nhận biết. Vì vậy bạn tuyệt đối đừng bỏ qua những...
Top 5 giống chó chăn cừu phổ biến nhất hiện nay
Ngày nay do nền kinh tế ngày càng phát triển, các giống chó chăn cừu thường được nuôi làm thú cưng nhiều hơn là làm nhiệm vụ chăn dắt ở các nông trại...