Một số quốc gia trên thế giới đã ban hành các luật bảo vệ thú nuôi, nhận được nhiều sự ủng hộ của những người yêu động vật.

Trong 10 năm gần đây, chính phủ một số quốc gia đã quan tâm hơn tới vấn đề lạm dụng động vật.

Nhiều điều luật đã được thông qua, trong số đó, tiêu biểu nhất phải kể tới các điều luật tích cực sau.

Luật bảo vệ thú nuôi của Uruguay

Kể từ năm 2014, Uruguay ra đạo luật quan trọng chống lại hành vi ngược đãi thú nuôi. Đạo luật này được đánh giá là mẫu mực, trở thành nguồn tham khảo cho nhiều đạo luật sau này.

Đạo luật bảo vệ động vật của Uruguay quy định hình phạt lên tới 2 năm tù đối với những người giết hại thú cưng.

Luật bảo vệ thú nuôi

Ngược đãi thú nuôi là một hành vi phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Mức phạt tiền lớn được dành cho hành vi ngược đãi. Chính phủ cũng dẹp bỏ nhiều rạp xiếc và sở thú, những nơi phát hiện có tình trạng ngược đãi thú nuôi.

Trong một số trường hợp, những người bỏ rơi chó mèo với lí do không hợp lý cũng phải chịu phạt tiền.

Luật bảo vệ thú nuôi tại Colombia và Peru

Kể từ tháng 3/2016, tiền phạt cho các hành động tàn nhẫn và bạo lực đối với thú nuôi tại Colombia còn vượt qua cả Uruguay.

Song song với đó, thời hạn bỏ tù các đối tượng vi phạm cũng tăng tối đa lên mức 3 năm.

Peru là quốc gia có án phạt nặng nhất thế giới liên quan tới hành vi ngược đãi thú nuôi.

Chủ nhân bỏ rơi chó mèo tại Peru thậm chí còn có thể bị bỏ tù từ 1 tới 2 năm. Trong khi, các hành động đánh đập, giết hại thú nuôi có mức phạt cao nhất lên tới 5 năm tù.

Luật bảo vệ thú nuôi

Luật bảo vệ thú nuôi tại các nước Châu Âu

Chính quyền Anh là những người đầu tiên hình sự hóa hành vi ngược đãi thú nuôi vào đầu thế kỷ 20.

Luật pháp hiện hành của Anh bao gồm một loạt các quyền động vật cơ bản.

Chủ nuôi phải bảo đảm các điều kiện đầy đủ cho thú nuôi, hầu hết là chó mèo, như thức ăn, sự thoải mái trong cuộc sống hàng ngày, sức khỏe và sự hạnh phúc.

Các nước như Đức, Thụy Sĩ, Pháp đều đã áp dụng điều luật phạt tiền và bỏ tù đối với những hành vi ngược đãi chó mèo.

Nên xem

Luật bảo vệ thú nuôi tại Tây Ban Nha

Năm 2017 chứng kiến làn sóng kêu gọi quyền lợi dành cho thú nuôi tại Tây Ban Nha.

Thống kê cuối năm 2016 cho thấy Tây Ban Nha là quốc gia dẫn đầu trong bảng xếp hạng bỏ rơi chó mèo tại Châu Âu. Sau mỗi năm, con số chó mèo bị bỏ rơi tại quốc gia này đều liên tục gia tăng.

Để giảm bớt tiếng xấu cũng như tình trạng tồi tệ này, các hiệp hội động vật Tây Ban Nha đã đứng lên tập hợp người dân, cùng sự ủng hộ của các nhân vật nổi tiếng, để tiến hành các chiến dịch kêu gọi lớn.

Chính phủ Tây Ban Nha đã lắng nghe ý kiến và phát hành một đạo luật bảo vệ thú nuôi hoàn chỉnh nhất từ trước tới nay.

Luật bảo vệ thú nuôi

Năm 2016, có tới hơn 400 nghìn thú nuôi bị bỏ rơi tại Tây Ban Nha.

Điểm mới của đạo luật là đi chi tiết vào các trường hợp bỏ rơi chó mèo khác nhau.

Chủ nhân thay đổi nơi ở, đi du lịch dài ngày, gặp khó khăn kinh tế, mất hứng thú với vật nuôi, v.v.. mỗi trường hợp đều có cách xử lý và ép buộc trách nhiệm riêng biệt.

Đáng khen hơn, chính phủ Tây Ban Nha còn tung ra các gói hỗ trợ kinh tế cho những tổ chức có ý định tiếp nhận và cưu mang chó mèo bị bỏ rơi.

Ngoài việc tiêm phòng hàng năm, Tây Ban Nha hiện tại còn qui định việc cấy vi mạch thú cưng như một nghĩa vụ bắt buộc của các chủ nuôi.

Vi mạch thú cưng tuy không định vị được thú nuôi nhưng vẫn giúp cho các tổ chức có thể dễ dàng truy tìm ra nguồn gốc chủ nhân.

Cuối cùng, giống như các đạo luật bảo vệ thú nuôi khác tại Châu Âu, ngược đãi chó mèo được xem xét như một hành vi nghiêm trọng gây ảnh hưởng tới xã hội Tây Ban Nhà. Các mức phạt dành cho hành vi này đều đủ sức răn đe những người vi phạm.

Nên xem

Tham gia tải ngay ứng dụng di động MyPet để nhận được những thông tin thú vị nhất về Thú cưng: