
Cách chăm sóc chó mèo khi bị bệnh
Chó mèo cũng như con người vây, không phải lúc nào cũng khỏe mạnh mà sẽ có những lúc đau ốm. Đề phòng trường hợp chó mèo nhà bạn bị bệnh, theo dõi bài viết sau để biết cách chăm sóc thú cưng mau khỏe.
Dấu hiệu nhận biết chó mèo bị ốm
Tùy vào mỗi loại bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau, tuy nhiên bạn có thể căn cứ vào những dấu hiệu chung như:
Thiếu sức sống, uể oải, lờ đờ, không còn chạy nhảy như thường ngày.
Chán ăn, thay đổi thói quen ăn uống.
Những âm thanh thường ngày bỗng làm chó mèo gắt gỏng, khó chịu.
Cáu gắt, bồn chồn, rên rỉ.
Rụng nhiều lông.
Thường xuyên gãi hoặc liếm cơ thể.
Khó khăn khi đi vệ sinh.
Nôn, tiêu chảy, đi vệ sinh nhiều lần.
Cần để ý các dấu hiệu chó mèo bị bệnh
Cách chăm sóc chó mèo bị bệnh
Kiểm tra, theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên
Thường xuyên cập nhật tình trạng sức khỏe của bé để biết tình hình đang diễn ra như thế nào, chuyển biến tốt hay xấu để có hướng giải quyết phù hợp. Một số yếu tố bạn cần để ý tới như: nhiệt độ, tình hình ăn uống, sự thay đổi về mặt tâm sinh lý…
Thay đổi chế độ ăn uống
Khi bị ốm, chó mèo thường mệt mỏi, khó chịu, mất vị giác dẫn đến biếng ăn, bỏ ăn. Tình trạng này chỉ diễn ra trong vài ngày thì bạn không nên quá lo lắng vì đây cũng là một cách đào thải các chất độc trong cơ thể của chúng. Lúc này, bạn cần cho bé bổ sung nhiều nước là được. Nếu tình trạng bỏ ăn kéo dài nhiều ngày liên tục thì bạn nên dỗ chó mèo ăn để các bé bổ sung dinh dưỡng và phục hồi nhanh hơn.
Tham khảo chế độ dinh dưỡng của chó mèo thông qua app Mypet
Hãy thay đổi một vài món trong khẩu phần ăn hằng ngày, đun nóng để mùi thức ăn kích thích vị giác của thú cưng, cho chúng ăn những món yêu thích, trộn các món ăn nhiều chất dinh dưỡng với nhau để tình trạng cơ thể tốt lên.
Cho chó mèo tới bệnh viện thú y
Khi chó mèo bị bệnh, bạn nên đưa chúng đi kiểm tra sức khỏe để nắm rõ tình trạng bệnh cũng như hướng điều trị chứ không nên tự quyết định cho bé uống thuốc. Hai dạng thuốc chính được bác sĩ kê cho chó mèo bị bệnh là thuốc dạng lỏng và thuốc viên:
Với thuốc dạng lỏng, bạn có thể bơm thuốc vào ống xi-lanh, sau đó giữ chặt đầu của bé, từ từ bơm thuốc vào và dùng tay khép miệng của bé lại, vuốt nhẹ cổ họng để thuốc dễ dàng trôi vào cơ thể.
Với thuốc dạng viên, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ rồi nghiền nát trộn với cơm hoặc nước sau đó mới cho chó mèo để chúng dễ uống hơn.
Chú ý đến chỗ ở và vệ sinh
Trong giai đoạn chữa bệnh, vi khuẩn là yếu tố chính khiến tình trạng của chó mèo trở nên nghiêm trọng, vì vậy hãy vệ sinh sạch sẽ chỗ ở, chuồng trại và cả chính bản thân các bé. Dùng khăn ấm lau cho chó mèo rồi sấy khô để tránh bị lạnh.
Thời gian bị bệnh chó mèo thường sẽ rất nhạy cảm, hãy chăm sóc các bé chu đáo để chúng có thể nhanh khỏi bệnh.
Hãy tải ngay ứng dụng di động MyPet để nhận được những ưu đãi tuyệt vời nhất khi chăm sóc thú cưng:
Bài viết liên quan
Hướng dẫn kiểm tra sức khỏe cho thú cưng tại nhà
Con người hay thú cưng đều không thể tránh được những lúc bị bệnh, tuy nhiên nếu được phát hiện sớm thì khả năng cao được chữa trị khỏi là nhiều hơn...
Khám phá những điều thú vị đằng sau giống mèo Nga mắt xanh Russian Blue
Mèo Nga mắt xanh được biết tới là giống mèo quý tộc với nét đẹp tinh tế, thanh thoát cùng đôi mắt xanh huyền bí. Nếu bạn đang tìm hiểu về giống mèo nà...
Các loại thực phẩm cho chó cực tốt cho hệ tiêu hóa
Tiêu chảy là một trong những chứng bệnh rất phổ biến ở thú cưng, chắc hẳn sẽ có rất nhiều người nuôi boss thắc mắc rằng phải cho cún ăn gì để hồi phục...
Mèo bị bệnh – Những dấu hiệu tuyệt đối không thể bỏ qua
Khi chó mèo bị bệnh, chúng không thể tự nói được mà chúng ta phải dựa vào các biểu hiện bên ngoài để nhận biết. Vì vậy bạn tuyệt đối đừng bỏ qua những...
Top 5 giống chó chăn cừu phổ biến nhất hiện nay
Ngày nay do nền kinh tế ngày càng phát triển, các giống chó chăn cừu thường được nuôi làm thú cưng nhiều hơn là làm nhiệm vụ chăn dắt ở các nông trại...