
Cách huấn luyện chó vào chuồng nhanh chóng
Nếu bạn muốn nuôi một chú cún mà không có nhiều không gian, huấn luyện chó vào chuồng là một cách thức tốt. Nhưng không phải con chó nào cũng chịu nuôi nhốt.
Hãy tham khảo bài viết này để đút túi kinh nghiệm rèn luyện chó vào chuồng.
Chuẩn bị chuồng cho việc huấn luyện chó vào chuồng
Chuồng chó phải mạnh mẽ, chó là một động vật mạnh mẽ và cắn xe rất tốt. Nó có thể cắn nát tùng cát tông hay là làm hỏng cái chuồng mà bạn chuẩn bị bằng gỗ.
Để có một cái chuồng đủ mạnh mẽ, bạn nên sử dụng chuồng được làm từ nguyên liệu sắt thép. Những thanh thép kết nối chuồng phải đủ to để không bị những chú chó cắn phá. Cái này có thể tùy vào trọng lượng loài chó mà bạn muốn nuôi và huấn luyện chó vào chuồng.
Chuẩn bị chuồng phù hợp với chú chó nhà bạn
Tùy thuộc vào tính cách của con chó bạn muốn nuôi nhốt mà lựa chọn nguyên liệu làm chuồng cho hợp lý. Có thể một con chó hiền lành, không thích cắn xé và thích sự yên tĩnh sẽ phù hợp những cái chuồng bằng nhựa và có lưới bao bọc xung quanh. Tuy vậy cũng có những con chó có sở thích vận động mạnh và hay cào cấu thì nên chọn chuồng bằng thép.
Bạn phải xem xét kích thước trước khi huấn luyện chó vào chuồng, một cái chuồng phải đủ rộng để cho chú chó của bạn có đủ không gian để đứng lên, nằm xuống, và đi lại.
Hãy đặt một chiếc đệm trong chuồng chó, vào mùa đông thời tiết lạnh sẽ khiến cho chú chó của bạn không thể có một giấc ngủ ngon. Hãy đặt những tấm thảm phân chia ranh giới khu vui chơi và ngủ nếu cái chuồng rộng.
Ngoài ra bạn nên lựa chọn vật liệu chiếc thảm phù hợp với thời tiết, để cho chú chó của bạn không quá nóng và quá lạnh. Hay những tấm thảm ko thấm nước cũng không thích hợp cho việc huấn luyện chó vào chuồng của bạn.
Một chiếc chuồng di động có thể di chuyển nhiều nơi rất thích hợp cho công việc huấn luyện chó vào chuồng. Bạn có thể di chuyển tới bất kỳ nơi nào theo ý muốn của bạn và sự bằng lòng của chú chó.
Huấn luyện chó vào chuồng rất đơn giản
Hãy nên cân nhắn thiết kế một chiếc chuồng đủ rộng cho chó trưởng thành và có những khoảng ngăn nếu con chó của bạn đang nhỏ. Sự linh hoạt về không gian của chiếc chuồng sẽ rất thích hợp khi chú chó của bạn đang trong giai đoạn lớn lên rất nhanh.
Làm thế nào để huấn luyện chó vào chuồng
Khi đã chuẩn bị được một chiếc chuồng phù hợp rồi, hãy bắt tay vào việc huấn luyện chó vào chuồng.
Hãy hấn luyện chú chó của bạn ngay từ khi còn nhỏ. Tất nhiên là nếu bạn có một con chó lớn bạn vẫn có thể huấn luyện chó vào chuồng. Tuy nhiên những con chó nhỏ có nhận thức thấp hơn và ý thức về môi trường bên ngoài ít hơn, do đó sẽ dễ dàng chấp nhận hơn những chú chó lớn.
Hãy dùng đồ ăn để huấn luyện chó vào chuồng, đảm bảo con chó của bạn đang ở trạng thái cái bụng trống rỗng. Dùng thức ăn để trước chuồng và cho nó ăn, những ngày sau đó hãy dịch thức ăn của chúng lại gần hơn với cửa chuồng. Cho đến khi bạn đặt thức ăn trong cửa chuồng chú chó của bạn sẵn sàng chui vào để ăn.
Chiếc chuồng sẽ trở thành ngôi nhà ấm áp của chó
Khi chú chó đã tự nó bước vào trong chuồng để ăn hãy đóng cửa chuồng lại, để nó ăn hết thức ăn và thả nó ra cùng hành động vuốt ve và khen ngợi. Từ từ hãy tăng thời gian nhốt nó trong chuồng cho đến khi chú chó có thể ở yên trong chuồng cùng thời gian bạn muốn.
Không đáp ứng với những phản ứng nhẹ của chú chó. Những ngày đầu khi huấn luyện ở trong chuồng bạn sẽ gặp phải sự kháng cự của chú chó, nhưng đừng thỏa hiệp và hãy cố xoa dịu chú chó bằng thức ăn nó yêu thích hay những bản nhạc.
Hãy đặt lồng của chú chó nơi mà nó thích, khi nó đã quen với việc nuôi nhốt rồi mới thay đổi địa điểm chuồng đến nơi bạn muốn.
Tham gia tải ngay ứng dụng di động MyPet để nhận được những thông tin thú vị nhất về Thú cưng:
Bài viết liên quan
Top 5 dịch vụ Spa thú cưng uy tín nhất ở TP Hồ Chí Minh
Spa thú cưng là loại hình kinh doanh dịch vụ phát triển tại Việt Nam nhiều năm gần đây do nhu cầu nuôi thú cưng và chăm sóc thú cưng ngày càng phát tr...
Điểm danh địa chỉ khách sạn thú cưng 5 sao tại Hà Nội
Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ khách sạn thú cưng tại Hà Nội, bài viết này sẽ giúp đỡ bạn đề cử những khách sạn uy tín có thể đặt lịch trực tiếp tại ap...
Trách nhiệm của chủ nuôi đối với thú cưng
Trước khi chuẩn bị đón 1 thú cưng trở về nhà, bạn nên hiểu rõ về những trách nhiệm của mình đối với thú cưng. Chuẩn bị thật tốt cho cuộc sống của thú...
5 mẹo nhỏ chăm sóc thú cưng hằng ngày
Chăm sóc thú cưng không phải là công việc dễ dàng đối với những chủ nuôi lần đầu. Ngoài việc cung cấp thức ăn đúng cách, bạn sẽ còn phải lo lắng về cá...
Những tính năng giá trị nhất trên một ứng dụng thú cưng
Nếu muốn tạo ra một ứng dụng chăm sóc thú cưng có chỗ đứng trong thị trường chăm sóc thú cưng, ứng dụng của bạn phải cung cấp cho người dùng những giá...