
Chuột hamster và những điều cần tránh khi nuôi
Chuột hamster là một trong những loại thú cưng hiền lành, ngoan ngoãn, dễ nuôi. Tuy nhiên chúng cũng rất dễ nhạy cảm đối với các tác động từ bên ngoài, để các em chuột có điều kiện phát triển tốt nhất, bạn cần lưu ý và tránh làm những điều sau đây.
Những điều cần tránh khi nuôi chuột hamster
Không cho hamster ăn thức ăn của người như rau, cá, thịt… vì trong đồ ăn có muối và các gia vị khác, chúng sẽ làm mất cân bằng hệ dinh dưỡng, ảnh hưởng đến các cơ quan tiêu hóa gây ra bệnh tiêu chảy, u nang… Hãy cho chuột hamster nhà bạn ăn thức ăn riêng vì hệ tiêu hóa của nó chỉ phù hợp với các loại thức ăn khô như hạt, ngũ cốc.
Ngũ cốc đảm bảo dinh dưỡng cho chuột hamster
Cần tìm hiểu kỹ càng tập tính sinh hoạt của thú cưng nhà bạn để bố trí chỗ ở phù hợp, ví dụ như giống chuột Robo thường sống theo bầy đàn còn giống chuột hamster Bear thì chỉ thích sống riêng lẻ. Giả sử một chú chuột thích sự yên tĩnh khi sống một mình mà bạn lại vô tình cho chúng sống trong cùng một chiếc lồng với nhiều cá thể còn lại thì sẽ nảy sinh ra tranh chấp, cắn xé lẫn nhau trong bầy đàn.
Nên chọn lồng cho hamster có kích thước lớn để các em có thể thoải mái vui chơi, vận động, nhất là với việc nuôi bầy đàn trong cùng một lồng để tránh việc tranh giành lãnh thổ với nhau.
Chuột hamster là động vật sống về đêm, ưa mát mẻ và không thích ánh sáng, vì vậy bạn nên chú ý không đặt lồng của hamster tại nơi có ánh sáng mặt trời chiếu xuống trực tiếp. Vào mùa hè khi nhiệt độ quá cao, bạn phải có các biện pháp chống nắng cho các em chuột để chúng thoải mái và phát triển tốt hơn.
Không cho hamster ăn những thức ăn đã có dấu hiệu hư hỏng, mốc, điều này sẽ làm cho thú cưng bị đau bụng, tiêu chảy và sụt cân nhanh chóng.
Hệ tiêu hóa của chuột hamster khá nhạy cảm nên bạn chỉ nên cho chúng uống nước lọc, nếu chúng uống phải nước ngọt hay nước lã sẽ gây ra vấn đề về sức khỏe. Cần chú ý vệ sinh thường xuyên khu vực sinh sống và bình uống nước của hamster để tránh rong rêu, vi khuẩn.
Tuyệt đối không tắm cho hamster, việc tắm cho chúng bằng nước hay xà phòng sẽ dẫn đến dị ứng da, gây nấm và rụng lông. Quá trình tắm cho hamster bằng nước lạnh còn có thể khiến chúng bị cảm lạnh và tử vong sau đó. Chỉ nên tắm cho chuột hamster khi có yêu cầu của bác sĩ thú y và nên chọn cách tắm chuyên dụng cho hamster bằng cát tắm.
Phòng tắm chuyên dụng cho hamster
Nên lót chuồng bằng mùn cưa hoặc cát san, vừa thấm hút tốt vừa đảm bảo an toàn. Tranh lót chuồng bằng các loại giấy báo có chất tẩy trắng và hóa chất độc hại.
Nếu không muốn sinh sản thì không nên nuôi hamster đực và cái trong cùng một lồng vì chúng giao phối và sinh sản rất nhanh, bên cạnh đó hamster cái sau khi sinh con cũng sẽ không còn đẹp như trước nữa.
Chủ nuôi cần chuẩn bị đồ cho hamster mài răng vì nếu không chúng sẽ tùy tiện gặm ở bất cứ chỗ nào có thể làm được, điều này sẽ vô tình làm cho chúng bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh từ bên ngoài.
Nuôi chuột hamster không hề khó khăn như nhiều người vẫn nghĩ, chỉ cần lưu ý một vài điểm vừa nêu trên để đảm bảo sức khỏe cho thú cưng là được. Hãy chăm sóc vật nuôi bằng tất cả tình yêu thương.
Hãy tải ngay ứng dụng di động MyPet để nhận được những ưu đãi tuyệt vời nhất khi chăm sóc thú cưng:
Bài viết liên quan
Hướng dẫn kiểm tra sức khỏe cho thú cưng tại nhà
Con người hay thú cưng đều không thể tránh được những lúc bị bệnh, tuy nhiên nếu được phát hiện sớm thì khả năng cao được chữa trị khỏi là nhiều hơn...
Khám phá những điều thú vị đằng sau giống mèo Nga mắt xanh Russian Blue
Mèo Nga mắt xanh được biết tới là giống mèo quý tộc với nét đẹp tinh tế, thanh thoát cùng đôi mắt xanh huyền bí. Nếu bạn đang tìm hiểu về giống mèo nà...
Các loại thực phẩm cho chó cực tốt cho hệ tiêu hóa
Tiêu chảy là một trong những chứng bệnh rất phổ biến ở thú cưng, chắc hẳn sẽ có rất nhiều người nuôi boss thắc mắc rằng phải cho cún ăn gì để hồi phục...
Mèo bị bệnh – Những dấu hiệu tuyệt đối không thể bỏ qua
Khi chó mèo bị bệnh, chúng không thể tự nói được mà chúng ta phải dựa vào các biểu hiện bên ngoài để nhận biết. Vì vậy bạn tuyệt đối đừng bỏ qua những...
Top 5 giống chó chăn cừu phổ biến nhất hiện nay
Ngày nay do nền kinh tế ngày càng phát triển, các giống chó chăn cừu thường được nuôi làm thú cưng nhiều hơn là làm nhiệm vụ chăn dắt ở các nông trại...