
Hướng dẫn lựa chọn thức ăn cho chó con phù hợp
Để chăm sóc một chú chó khỏe mạnh đòi hỏi bạn phải cung cấp thức ăn cho chó hợp lý, đảm bảo dinh dưỡng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển và phải tránh những thực phẩm gây hại.
Dưới đây là những hướng dẫn của chúng tôi giúp bạn thực hiện cung cấp thức ăn cho chó đúng cách.
Chế độ dinh dưỡng cho chó con
Chó là loại động vật ăn thịt, mặc dù đã được thuần hóa ăn thịt bột và rau xanh như con người nhưng protein và lipit có trong thịt giúp cơ thể hấp thụ tốt nhất. Tùy từng giống chó và mức độ hoạt động mà tỉ lệ hai chất này sẽ khác nhau.
Thức ăn cho chó con cần protein và lipit cao hơn chó trưởng thành. Hay những chú chó hoạt động nhiều, có cơ bắp phát triển thì cũng cần tỉ lệ protein lớn hơn.
Đối với những giống chó lông dài cần nhiều protein hơn để được giúp cho lông mọc dày và mượt mà.
Không nên cho chó con ăn thức ăn linh tinh
Thông thường mức protein tối thiểu phải đạt 20%, lipit là 10%, công thêm nhu cầu số lượng protein và lipit theo từng giai đoạn phát triển và hoạt động của chó.
Lưu ý chọn thức ăn cho chó con
Trong năm đầu tiên của cuộc đời chó con cần nhiều canxi, khoáng và vitamin.
Không nên cho chó con ăn quá no, chỉ cho ăn vừa phải và bổ sung thêm thức ăn vào cữ sau khi chó đói.
Ngoài thức ăn chó con cần được cung cấp thêm nước, lượng nước phải sạch và thay đổi thường xuyên để tránh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng.
Không nên mua thức ăn cho chó chất lượng kém, hay cho ăn các thực phẩm ô thiu, cám lợn rác thải và phân.
Cung cấp thêm nhiều rau xanh cho chó
Sau bữa ăn phải cho chó nghỉ ngơi khoảng 5 – 10 phút rồi mới thả cho chúng hoạt động,
Khi thấy chó con bỏ ăn, ốm, tiêu chảy, nôn hoặc là những biểu hiện nghi ngộ độc thức ăn khác hãy dừng cung cấp thức ăn và đưa chó đến các cơ sở thú y.
Học cách làm thức ăn cho chó để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng và thực phẩm dồi dào.
Các thực phẩm cần tránh cho chó con
Các thực phẩm cần tránh bao gồm: sữa, cá tanh, mỡ, đồ chưa nấu chín
Tránh một số thực phẩm như:
Tỏi, hành tây: Hành có chứa thiosulphate, là chất độc gây rối loạn đường tiêu hóa và làm tổn thương hồng cầu.
Socola, Cafe: Các loại thực phẩm này có thể gây nôn, tiêu chảy, giảm phối hợp, suy nhược hệ thần kinh trung ương, khó thở, run rẩy, hôn mê và thậm chí tử vong.
Quả bơ: chứa persin chất độc gây nôn và tiêu chảy ở chó.
Không nên cho chó ăn nhiều bánh ngọt
Xylitol: Chất làm ngọt phổ biến trong bánh ngọt, bánh gato, kẹo cao su, các loại kẹo thơm ngon, chất này có thể gây nôn, mệt mỏi, choáng váng, co giật và hôn mê. Ngoài ra Xylitol gây suy gan bằng cách gây giải phóng insulin quá mức và hạ đường huyết, rất là xấu với gan.
Xương động vật: xương động vật gây nguy hiểm cho chó con và hệ tiêu hóa non nớt của chúng.
Như vậy việc lựa chọn các loại thức ăn cho chó rất quan trọng trong việc phát triển của chúng. Ngoài việc lựa chọn thức ăn phù hợp thì việc phát triển của chó con cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như yếu tố môi trường, cách chăm sóc huấn luyện,….
Tìm hiểu thêm nhiều kinh nghiệm chăm sóc cho chó tại MyPet.vn
Tham gia tải ngay ứng dụng di động MyPet để nhận được những thông tin thú vị nhất về Thú cưng:
Bài viết liên quan
Hướng dẫn kiểm tra sức khỏe cho thú cưng tại nhà
Con người hay thú cưng đều không thể tránh được những lúc bị bệnh, tuy nhiên nếu được phát hiện sớm thì khả năng cao được chữa trị khỏi là nhiều hơn...
Khám phá những điều thú vị đằng sau giống mèo Nga mắt xanh Russian Blue
Mèo Nga mắt xanh được biết tới là giống mèo quý tộc với nét đẹp tinh tế, thanh thoát cùng đôi mắt xanh huyền bí. Nếu bạn đang tìm hiểu về giống mèo nà...
Các loại thực phẩm cho chó cực tốt cho hệ tiêu hóa
Tiêu chảy là một trong những chứng bệnh rất phổ biến ở thú cưng, chắc hẳn sẽ có rất nhiều người nuôi boss thắc mắc rằng phải cho cún ăn gì để hồi phục...
Mèo bị bệnh – Những dấu hiệu tuyệt đối không thể bỏ qua
Khi chó mèo bị bệnh, chúng không thể tự nói được mà chúng ta phải dựa vào các biểu hiện bên ngoài để nhận biết. Vì vậy bạn tuyệt đối đừng bỏ qua những...
Top 5 giống chó chăn cừu phổ biến nhất hiện nay
Ngày nay do nền kinh tế ngày càng phát triển, các giống chó chăn cừu thường được nuôi làm thú cưng nhiều hơn là làm nhiệm vụ chăn dắt ở các nông trại...