
Kinh nghiệm chữa ho cho chó từ phòng khám thú cưng
Có thể chú chó của bạn bị ho, điều trị lâu dài và không khỏi hãy tham khảo những lời khuyên từ bác sĩ phòng khám thú cưng sau đây.
Nguyên nhân gây ho ở thú cưng
Bệnh hen suyễn
Dị ứng do tiêm là phổ biến ở chó, ngoài ra chó còn dị ứng do gặp một số vấn đề như dị ứng khói bụi, phấn hoa, hóa chất gia dụng, …
Các cơn hen suyễn xảy ra khi các cơ trong đường dẫn khí nhỏ của phổi co thắt, khiến không khí khó di chuyển đúng cách, nó thường liên quan đến dị ứng nhưng không phải lúc nào cũng vậy, chất kích thích và không khí lạnh cũng có thể gây co thắt đường thở.
Nguyên nhân gây ho ở thú cưng
Bệnh dạ dày
Chó có thể bị trào ngược axit dạ dày, khi axit trào ngược và luồn không khí vào phổi sẽ khiến chó bị ho và khó chịu cho hệ hô hấp. Những con chó có bệnh dạ dày nhạy cảm thường mắc các bệnh nôn, ợ hơi và ho, điều này được các bác sĩ phòng khám thú cưng lưu ý nhắc nhở chăm sóc.
Những con chó già thường bị thay đổi bởi những dây thần kinh vận hành đường hô hấp trên. Thanh quản giúp chó vận hành hệ thức ăn và khí thở, nhưng khi thanh quản hoạt động không tốt có thể dẫn đến việc thức ăn đi sai đường gây ra ho.
Ký sinh trùng
Có một số ký sinh trùng gây ho ở chó, nó có thể là giun tim lây truyền qua vết muỗi đốt, giun tim và một vấn đề nghiêm trọng ở nhiều nơi trên thế giới.
Một số ký sinh trùng đường ruột có thể gây ho như việc di chuyển từ máu qua phổi của giun móc gây hại cho phổi của chó. Khi chú chó bị nhiễm bệnh ho, ấu trùng sẽ càng phát triển theo đường phổi lên miệng sau đó đi qua dạ dày làm hại hệ tiêu hóa.
Tham khảo ý kiến của bác sĩ tại phòng khám thú cưng để có biện pháp tẩy giun định kỳ cho thú cưng.
Thú cưng cần được thăm khám sức khỏe thường xuyên
Chăm sóc chó bị ho chuẩn phòng khám thú cưng
Gặp bác sĩ thú cưng
Tốt nhất bạn nên đến phòng khám thú cưng để được chẩn đoán chính xác vấn đề đang xảy ra. Bác sĩ thú y có thể bắt đầu bằng việc chụp X – quang ngực của chó sau đó làm kiểm tra xét nghiệm máu và lấy mẫu đường thở.
Điều trị bằng cách loại thuốc phù hợp với bệnh sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc hơn là cố gắng đoán xem nguyên nhân.
Trước khi đến phòng khám thú cưng bạn nên hạn chế ho cho chó bằng các phương pháp sau đây.
Sử dụng máy giữ ẩm
Đây là sản phẩm được sử dụng thường xuyên tại các phòng khám thú cưng, máy tạo độ ẩm được dùng có người cũng có tác dụng tương đương với thú cưng. Sử dụng máy tạo độ ẩm vào ban đêm khi không khí khô để tránh kích ứng cho hệ hô hấp của thú cưng.
Chó mèo có thể là tác nhân gây bệnh cho nhau
Thuốc chữa ho tại nhà
Pha hỗn hợp gồm 2 thìa nước ấm và một thìa mật ong trong một chai nhỏ có nắp. Cho 1 thìa cà phê hỗn hợp sau mỗi 4 đến 6 giờ để làm dịu các mô hô hấp bị kích ứng, lắc đều trước khi sử dụng và bảo quản trong tủ lạnh không quá 7 ngày.
Đưa chó đến phòng khám thú cưng khi triệu chứng ho kéo dài, ho kèm máu, chó bị khó thở, thở rít và có dấu hiệu suy hô hấp.
Tham gia tải ngay ứng dụng di động MyPet để nhận được những thông tin thú vị nhất về Thú cưng:
Bài viết liên quan
Top 5 dịch vụ Spa thú cưng uy tín nhất ở TP Hồ Chí Minh
Spa thú cưng là loại hình kinh doanh dịch vụ phát triển tại Việt Nam nhiều năm gần đây do nhu cầu nuôi thú cưng và chăm sóc thú cưng ngày càng phát tr...
Điểm danh địa chỉ khách sạn thú cưng 5 sao tại Hà Nội
Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ khách sạn thú cưng tại Hà Nội, bài viết này sẽ giúp đỡ bạn đề cử những khách sạn uy tín có thể đặt lịch trực tiếp tại ap...
Trách nhiệm của chủ nuôi đối với thú cưng
Trước khi chuẩn bị đón 1 thú cưng trở về nhà, bạn nên hiểu rõ về những trách nhiệm của mình đối với thú cưng. Chuẩn bị thật tốt cho cuộc sống của thú...
5 mẹo nhỏ chăm sóc thú cưng hằng ngày
Chăm sóc thú cưng không phải là công việc dễ dàng đối với những chủ nuôi lần đầu. Ngoài việc cung cấp thức ăn đúng cách, bạn sẽ còn phải lo lắng về cá...
Những tính năng giá trị nhất trên một ứng dụng thú cưng
Nếu muốn tạo ra một ứng dụng chăm sóc thú cưng có chỗ đứng trong thị trường chăm sóc thú cưng, ứng dụng của bạn phải cung cấp cho người dùng những giá...