
Làm sao để trẻ an toàn khi nhà có vật nuôi
Có vật nuôi trong nhà giúp cho đứa trẻ nhà bạn có thêm bạn để chia sẻ và chơi đùa, nhưng trong nhiều trường hợp vật nuôi có thể làm hại đến con bạn. Vậy làm cách nào để bảo vệ những đứa trẻ, tham khảo những gợi ý sau đây của chúng tôi.
Lựa chọn vật nuôi an toàn
Vật nuôi trong nhà sẽ trở thành người bạn tuyệt vời của con bạn, các bé ấy sẽ giúp những đứa trẻ học được cách quan tâm, chia sẻ và tính trách nhiệm. Tuy nhiên để vật nuôi sống an toàn, hòa đồng cùng với những đứa trẻ cần đảm bảo những vấn đề sau:
Thú cưng có thể là người bạn tuyệt vời của trẻ
Vật nuôi phù hợp với độ tuổi của trẻ
Nếu bạn muốn đứa trẻ của mình học được cách chăm sóc các vật nuôi trong nhà, hãy chú ý đến việc lựa chọn giống. Những con vật như chó, mèo cần có thời gian chăm sóc thường xuyên, thay vào đó cá, chim không mất nhiều thời gian nên dành cho những bé có độ tuổi nhỏ hơn.
Xem xét tính cách của vật nuôi
Trên thị trường có rất nhiều giống chó mèo và vật nuôi khác nhau, trước khi mua hãy tìm hiểu về tính cách để biết giống chó hoặc mèo hiền lành và thân thiện với trẻ em.
Mèo hung dữ có thể tấn công đứa trẻ nhà bạn
Hãy tránh xa những giống thú cưng có tính cách hung dữ, vì điều này có thể sẽ làm hại con bạn.
Tìm hiểu kỹ về giống vật nuôi
Những điều bạn nên cân nhắc đó là tính cách, điều kiện sống, thực phẩm, sức khỏe. Hãy tìm hiểu và xem xét mức độ phù hợp với con bạn, đứa bé có dị ứng với lông, những bệnh tật từ các thú cưng bạn mang về nhà hay không.
Những kênh thông tin bạn có thể tìm hiểu đó là báo đài, tạp chí, google và App Mypet.
Xem xét nguy cơ bệnh tật của vật nuôi
Có rất nhiều căn bệnh có thể lây từ động vật sang người, nguy hiểm hơn là con đường lây nhiễm rất phổ biến, các mầm bệnh được lây từ vết cắn, vết trầy xước, tiếp xúc với chất thải, nước bọt và lông.
Xem xét nguy cơ bệnh tật của vật nuôi
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị lây nhiễm nhất bởi không nhận thức được nguy cơ lây bệnh cũng như không thể tự mình vệ sinh cá nhân. Ngoài ra, hệ thống miễn dịch của trẻ ở giai đoạn này còn rất yếu, nhiễm trùng có thể sẽ xảy ra ở chiều hướng nghiêm trọng hơn.
Những gợi ý bảo vệ trẻ an toàn khi có vật nuôi trong nhà
Dạy những đứa trẻ nhà bạn cách rửa tay sau khi chơi đùa cùng chó mèo
Thiết lập khoảng cách an toàn, tránh các hành động thô bạo từ trẻ khiến vật nuôi nổi giận và cắn.
Không cho phép thú cưng đến gần bàn ăn, dạy trẻ không được chia sẻ đồ ăn với con vật.
Kiểm tra sức khỏe vật nuôi thường xuyên, cách ly những con vật bị bệnh ra khỏi cuộc sống của trẻ;
Tránh để trẻ nhỏ tiếp xúc trực tiếp với vật nuôi
Tiêm chủng vắc-xin cho thú cưng để tránh các nguồn bệnh lây sang cho con của bạn.
Ngoài ra, trẻ em thường chơi đùa ở nơi công cộng dễ bị vật nuôi tấn công. Hãy đảm bảo rằng bạn đưa con của mình đến chơi ở những địa điểm mà vật nuôi được xích hoặc rọ mõm. Luôn quan sát con trong mọi tình huống và hướng dẫn con ăn uống tránh xa các vật nuôi.
Hi vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi giúp bạn đưa ra những giải pháp tuyệt vời để đảm bảo an toàn cho con bạn và cả vật nuôi.
Tham gia tải ngay ứng dụng di động MyPet để nhận được những thông tin thú vị nhất về Thú cưng:
Bài viết liên quan
Hướng dẫn kiểm tra sức khỏe cho thú cưng tại nhà
Con người hay thú cưng đều không thể tránh được những lúc bị bệnh, tuy nhiên nếu được phát hiện sớm thì khả năng cao được chữa trị khỏi là nhiều hơn...
Khám phá những điều thú vị đằng sau giống mèo Nga mắt xanh Russian Blue
Mèo Nga mắt xanh được biết tới là giống mèo quý tộc với nét đẹp tinh tế, thanh thoát cùng đôi mắt xanh huyền bí. Nếu bạn đang tìm hiểu về giống mèo nà...
Các loại thực phẩm cho chó cực tốt cho hệ tiêu hóa
Tiêu chảy là một trong những chứng bệnh rất phổ biến ở thú cưng, chắc hẳn sẽ có rất nhiều người nuôi boss thắc mắc rằng phải cho cún ăn gì để hồi phục...
Mèo bị bệnh – Những dấu hiệu tuyệt đối không thể bỏ qua
Khi chó mèo bị bệnh, chúng không thể tự nói được mà chúng ta phải dựa vào các biểu hiện bên ngoài để nhận biết. Vì vậy bạn tuyệt đối đừng bỏ qua những...
Top 5 giống chó chăn cừu phổ biến nhất hiện nay
Ngày nay do nền kinh tế ngày càng phát triển, các giống chó chăn cừu thường được nuôi làm thú cưng nhiều hơn là làm nhiệm vụ chăn dắt ở các nông trại...