Một con mèo của bạn vô tình bị nấm mèo, đừng nên chủ quan mà hãy thăm khám và điều trị cho nó sớm để tránh những tổn thương nặng không đáng có.

Nấm mèo là căn bệnh có thể lây lan từ con vật mang mầm bệnh sang con vật khỏe mạnh. Nguy hiểm hơn nó có thể lây trực tiếp qua con người, đặc biệt là những người có sức đề kháng yếu và trẻ con.

Cùng tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi để tìm hiểu về cách phòng và chữa bệnh nấm mèo.

Nhận biết sớm bệnh nấm mèo

Bạn cần chăm sóc chú mèo của mình thật cẩn thận và nếu không may chúng gặp những biểu hiện bất thường. Hãy xem xét và đưa chúng đến trung tâm y tế để được can thiệp kịp thời.

Nấm mèo là một căn bệnh ngoài da thường xuyên gặp phải, vì mèo là loài động vật có lông nên đôi khi chúng ta thường bỏ qua những biểu hiện ban đầu của bệnh nấm da. Những vết lở loét nhỏ hay những nốt mụn bị lấp bởi da khiến chúng ta khó quan sát.

Để ý sẽ thấy những con mèo bị bệnh nấm, làn da của chúng xuất hiện những lớp gàu ở dạng vảy, da mèo bị đỏ ửng do các huyết sắc tố mang mầm bệnh. Lông của chúng sẽ mỏng hơn mà rụng thành từng mảnh nhỏ, để lộ những mảnh da bị nấm.

Bạn hãy dành thời gian hằng ngày cho mèo để nhận biết sớm các dấu hiệu nấm mèo

Khi bị bệnh nấm mèo, các con mèo sẽ xuất hiện những nốt u có kích thước từ bé đến lớn. Mèo bị nấm mèo cũng sẽ bị viêm các nếp gấp thuộc phần da dưới móng tay. Biểu hiện này được gọi là viêm quanh móng.

Những biển hiện của bệnh nấm mèo không đồng nhất, nó có thể rõ rệt ở con mèo này và không nhận biết được ở con mèo khác. Tuy nhiên bệnh nấm mèo rất dễ lây lan, nó có thể lây sang con vật khác hoặc là lây lan qua con người.

Do vậy trong quá trình nuôi mèo bạn cần chăm sóc và quan sát chúng thật kỹ để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý.

Nguyên nhân gây bệnh nấm mèo

Nấm mèo là bệnh lý trên da của mèo gây bệnh do nấm Microsporum canis là chủ yếu. Một số khác có thể gây ra do nấm Trichophyton & Epidermophyton, tuy nhiên những loại nấm này không phổ biến.

Khí hậu ở Việt Nam rất thích hợp cho nấm phát triển, thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh và ẩm ướt là điều kiện tuyệt vời cho kí sinh trùng và nấm mèo phát triển, gây bệnh.

Hãy giữ cho môi trường sống của mèo được khô ráo

Vệ sinh kém cũng khiến bệnh nấm mèo tấn công các cá thể mèo nuôi của chúng ta. Nếu bạn đang nuôi một chú mèo trong nhà, bạn cần thường xuyên tắm rửa cho chúng hằng tuần. Sử dụng dung dịch vệ sinh mèo chuyên biệt và sấy khô bộ lông của chúng sau khi tắm.

Môi trường xung quanh nhà và nơi chơi đùa của mèo quá bẩn khiến kí sinh trùng và nấm phát triển gây bệnh cho mèo. Hạn chế cho mèo chơi ở những khu vực ẩm ướt và bẩn.

Ẩm ướt là thủ phạm thường xuyên gây bệnh nấm mèo, hãy giữ cho những chú mèo của bạn được khô ráo và sạch sẽ hằng ngày.

Nên xem

Điều trị bệnh nấm mèo

Nấm mèo không khó chữa nhưng đòi hỏi bạn phải kiên trì. Hãy cách ly những con mèo mang bệnh ra khỏi những con mèo khỏe mạnh và những đứa trẻ nhà bạn.

Dử dụng loa chống liếm. Những vết thương trên da khiến con mèo ngứa, khó chịu chúng liếm thường xuyên để xoa dịu vết thương. Điều này vô tình nhân rộng nấm mèo lên những vùng khác trên cơ thể con mèo.

Sử dụng loa đeo ở cổ mèo ngăn mèo liếm các vết thương là điều mà các bạn cần thực hiện đầu tiên khi điều trị nấm mèo.

Sử dụng thuốc bôi phù hợp sẽ giúp mèo sớm khỏi bệnh

Tiếp đến là sử dụng thuốc bôi phù hợp. Có các loại thuốc bôi Nizoral, Ketoconazol. Mỗi con mèo có thích ứng với mỗi loại thuốc khác nhau, bạn nên chọn một loại thuốc bôi và theo dõi bệnh lý của chúng có thuyên giảm hay không để thay thế loại thuốc khác.

Bạn nên bôi thuốc cho mèo đều đặn 1 – 2 lần và tắm rửa cho chúng bằng lá chè xanh giúp sát trùng và rửa sạch vết thương. Đừng quên sấy thật khô lông của chúng sau khi tắm.

Khi bôi thuốc hay tiếp xúc với những con mèo bị bệnh, bạn cần sử dụng găng tay để hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh.

Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc phòng và điều trị bệnh nấm mèo.

Nên xem

Tham gia tải ngay ứng dụng di động MyPet để nhận được những thông tin thú vị nhất về Thú cưng: