
Các nguyên nhân khiến chó đi bậy trong nhà?
Những chủ nuôi nên có biện pháp gì nếu chó đi bậy trong nhà, gây mất vệ sinh và ảnh hưởng tới môi trường sinh hoạt chung.
Có nhiều lí do để khiến chó đi bậy trong nhà. Với mỗi chú chó, chủ nuôi cần phải xác định được nguyên nhân vì sao chó đi bậy.
Chó đi bậy trong nhà do chưa quen
Nếu nhận nuôi một chú chó mới, chủ nuôi cần chút thời gian ban đầu để huấn luyện cho chó các thói quen đi vệ sinh.
Nếu chó chuẩn bị có dấu hiệu đi bậy trong nhà, chủ nuôi hãy thực hiện một động tác gây giật mình như quát mắng, đập tay vào đâu đó. .. để cảnh báo chó không được làm vậy.
Nếu chó đã lỡ ị trong nhà, chủ nuôi hãy hót phân chó ra một khu vực riêng. Đồng thời lau quét sạch sẽ nhà cửa, bởi chó theo thói quen thường không đi bậy ở chỗ mà chúng vui chơi hoặc nằm ngủ.
Những chú chó nhỏ thường đi bậy trong nhà do chưa quen.
Sau vài tuần được huấn luyện, các chú chó sẽ có thói quen đi vệ sinh đúng chỗ. Trong trường hợp cần ra ngoài vệ sinh, chó sẽ sủa và có các hành động để báo hiệu cho chủ nhân.
Nếu chó trưởng thành nuôi lâu năm bỗng nhiên đi bậy trong nhà, đó là lúc chủ nuôi cần đặc biệt lưu tâm.
Chó đi bậy trong nhà do mắc bệnh
Chó đi bậy trong nhà kèm đi ngoài ra phân lỏng, nhiều khả năng nó đã bị tiêu chảy.
Đây có thể là dấu hiệu của các chứng bệnh như viêm dạ dày hay viêm ruột.
Chó mắc các bệnh đường ruột cũng thường đi bậy mất tự chủ.
Nguyên nhân gây bệnh có thể bao gồm: các ký sinh trùng như giun tròn, giun móc, dị ứng thực phẩm, nhiễm virus và ung thư ruột.
Có thể có những lý do y tế khác khiến chó đi bậy trong nhà. Trong trường hợp tình trạng đi bậy ở chó trưởng thành kéo dài, chủ nuôi nên sớm liên hệ với bác sĩ thú y.
Chó đi bậy trong nhà do tuổi già
Khi tuổi tác cao, nhiều người già không còn tự chủ được việc đi vệ sinh. Vấn đề tương tự cũng xảy đến với những chú chó già.
Nguyên nhân chủ yếu nằm ở sự suy yếu các chức năng đường ruột khiến chó khó lòng kiểm soát được việc đi vệ sinh.
Chó già thường mắc rất nhiều chứng bệnh.
Một lí do khác liên quan tới hội chứng rối loạn chức năng nhận thức, cũng thường gặp ở các chú chó già. Hội chứng này có nhiều điểm tương đồng như chứng mất trí nhớ ở người.
Nếu bị rối loạn chức năng nhận thức, chó có thể quên mất những việc, những thói quen cũ, những điều đã được huấn luyện trước đây.
Ngoài ra, chứng viêm khớp có thể gây đau đớn cho chó khi thực hiện tư thế vệ sinh quen thuộc.
Để thay thế, chó buộc phải đi vệ sinh bằng những tư thế mới, được thực hiện tại những địa điểm khác so với thường lệ.
Chó đi bậy trong nhà do các vấn đề tâm lý
Nhiều chú chó luôn cảm thấy căng thẳng mỗi khi chủ nhân có việc ra ngoài.
Sự gắn bó thái quá với chủ nuôi sẽ làm chó lo lắng và bồn chồn nếu phải ở nhà một mình.
Các dấu hiệu của hội chứng này gồm việc chó cào xước các cánh cửa, nhai phá đồ vật, hú, rên rỉ, và cả đi bậy trong nhà.
Một chú chó đang nhớ chủ nhân khi bị nhốt trong nhà.
Để khắc phục, chủ nuôi có thể tiến hành thử nhiều biện pháp, ví dụ như xin thuốc làm dịu tâm lý cho chó từ bác sĩ thú y.
Khi ra ngoài, hãy nhốt chó cưng trong một căn phòng thoáng đãng. Chủ nuôi có thể đặt trong phòng vài thứ đồ chơi yêu thích của chó để tạo cảm giác thoải mái hơn.
Thêm một cách nữa, chủ nuôi có thể đặt một số quần áo mới mặc bên cạnh chó. Mùi của chủ nhân sẽ có tác dụng lắng dịu tinh thần và giảm bớt nỗi nhớ của chó.
Chó đi bậy trong nhà do sợ tiếng ồn
Những tiếng động lớn và ồn ào thường là tác nhân phổ biến khiến chó hoảng sợ. Khi hoảng sợ, chó thường không dám ra ngoài và phải đi bậy trong nhà.
Do đó, chủ nuôi cần hạn chế tạo ra những tiếng động lớn có thể khiến thú cưng hoảng loạn.
Trong trường hợp không thể chấm dứt được tiếng ồn bên ngoài, chủ nuôi có thể huấn luyện chó bình tĩnh hơn khi nghe tiếng động.
Cách huấn luyện là tạo một không gian nhỏ và tối cho chó. Không gian nhỏ có thể được tạo từ một tủ quần áo, một thùng lớn hoặc dưới gầm giường.
Tiếp đến, hãy khuyến khích chó nằm vào trong các khoảng không gian đã tạo. Ở bên ngoài, chủ nuôi sẽ tạo ra những tiếng động quấy nhiễu khác nhau theo cấp độ tăng dần từ nhỏ đến to.
Cùng lúc này, chủ nhân hãy dùng đồ ăn hoặc các phần thưởng để khích lệ chó mạnh dạn làm quen với môi trường âm thanh hỗn tạp.
Chủ nuôi có thể huấn luyện để chó cưng quen với các tiếng động.
Dần dần, chó sẽ liên tưởng môi trường tiếng ồn với các ký ức vui vẻ khi được nằm chơi trong tủ quần áo, thùng hộp hay gầm giường v. v..
Quá trình huấn luyện này đòi hỏi sự kiên nhẫn của chủ nhân. Một chú chó không thể hết sợ tiếng ồn chỉ sau vài lần huấn luyện.
Kết luận
Đừng lo lắng nếu những vấn đề và cách khắc phục nêu trên không áp dụng được cho chó cưng của bạn.
Các bác sĩ thú y và các chuyên gia về hành vi thú cưng có thể giúp bạn tìm ra gốc rễ của vấn đề. Từ đó có thể đưa ra cách khắc phục trong từng trường hợp đặc thù.
Tham gia tải ngay ứng dụng di động MyPet để nhận được những thông tin thú vị nhất về Thú cưng:
Bài viết liên quan
Hướng dẫn kiểm tra sức khỏe cho thú cưng tại nhà
Con người hay thú cưng đều không thể tránh được những lúc bị bệnh, tuy nhiên nếu được phát hiện sớm thì khả năng cao được chữa trị khỏi là nhiều hơn...
Khám phá những điều thú vị đằng sau giống mèo Nga mắt xanh Russian Blue
Mèo Nga mắt xanh được biết tới là giống mèo quý tộc với nét đẹp tinh tế, thanh thoát cùng đôi mắt xanh huyền bí. Nếu bạn đang tìm hiểu về giống mèo nà...
Các loại thực phẩm cho chó cực tốt cho hệ tiêu hóa
Tiêu chảy là một trong những chứng bệnh rất phổ biến ở thú cưng, chắc hẳn sẽ có rất nhiều người nuôi boss thắc mắc rằng phải cho cún ăn gì để hồi phục...
Mèo bị bệnh – Những dấu hiệu tuyệt đối không thể bỏ qua
Khi chó mèo bị bệnh, chúng không thể tự nói được mà chúng ta phải dựa vào các biểu hiện bên ngoài để nhận biết. Vì vậy bạn tuyệt đối đừng bỏ qua những...
Top 5 giống chó chăn cừu phổ biến nhất hiện nay
Ngày nay do nền kinh tế ngày càng phát triển, các giống chó chăn cừu thường được nuôi làm thú cưng nhiều hơn là làm nhiệm vụ chăn dắt ở các nông trại...