Bệnh dại là một trong những nỗi sợ hãi của con người, do đó, mỗi chủ nuôi cần có kiến thức nhận biết các biểu hiện của chó mèo bị dại.

Bệnh dại là một loại virus có thể ảnh hưởng đến não và tủy sống của tất cả các động vật có vú, bao gồm chó, mèo và người. Mặc dù có thể phòng ngừa, nhưng luôn có lý do chính đáng để bệnh dại khơi lên sự lo lắng trong suy nghĩ con người.

Theo thống kê hàng năm, bệnh dại đã gây ra cái chết của hơn 50000 người và hàng triệu động vật trên toàn thế giới. Vì thế, chúng ta cần phải có đủ kiến thức về căn bệnh nguy hiểm này.

Nên xem

Bệnh dại lây truyền như nào

Những động vật mắc bệnh dại thường tiết ra một lượng lớn dịch nước bọt. Trong nước bọt lại chứa đầy các virus gây bệnh dại nguy hiểm (Rabies virus).

Bệnh dại được lây truyền chủ yếu thông qua các vết cắn từ động vật nhiễm bệnh. Nó cũng có thể được lây truyền qua một vết xước, một vết thương hở nếu những vùng này tiếp xúc với dịch nước bọt có nhiễm virus dại.

Nguyên nhân chó mèo bị dại

Chó mèo bị dại

Các vết thương trong quá trình xô xát giữa mèo và các động vật khác có thể lây truyền bệnh dại.

Nguy cơ cao nhất xảy ra khi chó mèo hoặc bất kỳ vật nuôi nào tiếp xúc với các động vật hoang dã. Các chất mang virus dại phổ biến nhất thường có ở dơi, chồn và cáo. v.v..

Chó mèo hoang không được tiêm phòng và sống lang thang ngoài đường cũng là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc dại cao.

Ban đầu, chúng bị dại do tiếp xúc với các động vật hoang dã mang mầm bệnh. Khi những chó mèo hoang mắc bệnh tiếp xúc với chó mèo nuôi, chúng sẽ lây bệnh dại nếu chó mèo nuôi chưa được tiêm phòng.

Theo các báo cáo, mèo là loài vật có số ca mắc bệnh dại cao nhất. Thói quen đi chơi đêm xa nhà khiến mèo dễ tiếp xúc với động vật hoang dã. Thêm nữa, việc mèo hoang va chạm và cắn nhau với mèo nhà cũng diễn ra khá thường xuyên.

Các biểu hiện của chó mèo mắc bệnh dại

Chó mèo bị dại

Hung dữ bất thường là một trong các dấu hiệu nhận biết chó mèo bị dại.

Ban đầu, chó mèo bị nhiễm bệnh có thể cho thấy những thay đổi tính cách bất thường như bồn chồn hoặc sợ hãi. Cả hai đều dẫn tới những hành vi hung dữ đối với con người và các động vật khác.

Trong nhiều trường hợp, chó mèo ngày thường thân thiện sẽ trở nên cáu kỉnh. Trong khi thú cưng bình thường dễ kích động lại đột nhiên trở nên ngoan ngoãn và trầm lắng.

Đối với chó mèo dại khi bị kích động, chúng có biểu hiện cắn xé hoặc chộp lấy bất kỳ động vật nào ở gần, thậm chí cả đồ vật vô tri. Chúng có thể liên tục liếm, cắn và nhai những đối tượng này trong một thời gian lâu.

Nên xem

Khi virus trở phát, chó mèo dại sẽ trở nên mẫn cảm với mọi thứ xung quanh. Ánh sáng chói và âm thanh lớn sẽ gây nên bồn chồn và sợ hãi cho chó mèo. Đó cũng là lí do cho việc chó mèo dại thường tìm chỗ trốn ở những nơi tối tăm.

Một cơn sốt sẽ xuất hiện ở giai đoạn này. Kèm theo đó, chó mèo dại sẽ bị liệt cổ họng và cơ hàm, dẫn tới triệu chứng dễ nhận biết nhất là sùi bọt mép.

Chó mèo sẽ bị mất phương hướng, đứng loạng choạng do 2 chân sau đang dần tê liệt. Các dấu hiệu bệnh dại kinh điển khác bao gồm chán ăn, yếu cơ, co giật và đột tử.

Chó mèo bị dại bao lâu sẽ chết?

chó mèo bị dại

Một chú mèo mắc bệnh dại.

Đối với thú cưng, bệnh dại sẽ trải qua 2 giai đoạn chính: thời kỳ ủ bệnh và thời kỳ phát bệnh.

  • Thời kỳ ủ bệnh: Thời kỳ ủ bệnh có thể thay đổi từ 7 ngày đến nhiều tháng tùy thuộc loài, độc lực của virus và vị trí vết cắn.

Đa số bệnh sẽ phát tác trong vòng 21 – 30 ngày sau khi con vật nhiễm virus. Đối với chó mèo, thời gian này trung bình kéo dài trong 10 ngày.

  • Thời kỳ phát bệnh: Thường được chia làm 2 thể là thể dại điên cuồng và thể dại bại liệt. Trong thực tế, nhiều chó mèo mắc bệnh dại có biểu hiện của cả 2 dạng lâm sàng. Thời gian đầu có biểu hiện điên cuồng, kích động rồi sau đó chuyển sang dạng bị ức chế và bại liệt.

Ở thể dại điên cuồng, vật nuôi chết trong khoảng từ 3 – 7 ngày sau khi có triệu chứng đầu tiên. Thể dại bại liệt tiến triển nhanh hơn thể dại điên cuồng, thông thường chỉ từ 2 – 3 ngày.

Nên xem

Tham gia tải ngay ứng dụng di động MyPet để nhận được những thông tin thú vị nhất về Thú cưng: