Thực tế, bệnh giảm bạch cầu ở mèo đang là nỗi ám ảnh của rất nhiều chủ nuôi tại Việt Nam.

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo (FeLV) đứng thứ 2 trong số các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở mèo. Căn bệnh này thường giết chết 85% số mèo nhiễm trong vòng 3 năm kể từ thời điểm chẩn đoán bệnh.

Virus thường gây thiếu máu hoặc ung thư hạch. Nhưng ghê gớm hơn, nó ức chế hệ thống miễn dịch, khiến mèo dễ bị phơi nhiễm hơn trước những căn bệnh khác.

Nên xem

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo có lây sang người không?

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo, đúng như tên gọi, chỉ ảnh hưởng duy nhất đến loài mèo. Virus bệnh không thể truyền sang người, chó hoặc các động vật khác.

FeLV được truyền từ mèo này sang mèo khác qua nước bọt và máu. Một khả năng thấp cũng có thể được lây truyền qua nước tiểu và phân. Việc liếm láp vệ sinh hoặc đánh nhau thường là con đường phổ biến nhất để nhiễm trùng lây lan giữa mèo với mèo.

Ở mặt khác, mèo con có thể mắc bệnh khi đang ở trong tử cung hoặc qua sữa mẹ bị nhiễm bệnh.

Cách phòng bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Hạn chế để mèo nuôi tiếp xúc với nhiều mèo lạ.

Tiếp xúc với mèo bị nhiễm bệnh sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh FeLV của mèo, đặc biệt đối với mèo con và mèo đang trong giai đoạn trưởng thành.

Mèo đã trưởng thành ít có khả năng nhiễm bệnh, vì sức đề kháng của chúng sẽ ngày càng tăng cường theo tuổi tác.

Đối với mèo chỉ nuôi trong nhà, nguy cơ nhiễm FeLV rất thấp. Mèo trong các hộ gia đình nuôi nhiều mèo hoặc mèo hoang sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc tương tác và chia sẻ đồ dùng giữa những chú mèo.

Do đó, một trong các cách phòng bệnh giảm bạch cầu ở mèo là hạn chế để mèo nuôi ra ngoài và tiếp xúc với nhiều mèo lạ.

Nên xem

Những mèo con trên 8 tuần tuổi nên được kiểm tra virus trước khi được nhận nuôi tại các hộ gia đình nhiều mèo.

Trong 25 năm qua, tỷ lệ mắc bệnh giảm bạch cầu ở mèo đã giảm đáng kể nhờ việc sử dụng vắc-xin. Bởi vậy, mèo nên được tiêm vắc-xin phòng ngừa giảm bạch cầu kể từ khi còn nhỏ.

Biểu hiện của bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Mèo bị mắc bệnh giảm bạch cầu cũng có những triệu chứng riêng.

Mèo bị giảm bạch cầu có thể có một hoặc nhiều triệu chứng sau:

  • Nướu nhạt.
  • Miệng và lưỡi chuyển sang màu vàng, lòng trắng mắt ngày càng đục.
  • Nhiễm trùng bàng quang, da hoặc đường hô hấp.
  • Giảm cân, chán ăn.
  • Cơ thể yếu đuối, thái độ hờ hững.
  • Sốt
  • Tiêu chảy
  • Thở khó khăn
  • Viêm miệng

Chẩn đoán và điều trị bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Bác sĩ thú y có thể chẩn đoán tình hình bệnh bằng cách tiến hành xét nghiệm máu.

2 phương pháp phổ biến ngày nay được gọi là ELISA và IFA, cho phép các bác sĩ xác định được tình hình giảm bệnh cầu ở mèo trong các giai đoạn khác nhau.

Hiện tại chưa có cách điều trị hiệu quả bệnh giảm bạch cầu ở mèo. Do vậy, 85 % mèo bị nhiễm virus sẽ qua đời trong vòng 3 năm kể từ khi được chẩn đoán bệnh.

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Mèo nhỏ tuổi là những đối tượng dễ mắc bệnh giảm bạch cầu.

Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ 2 lần mỗi năm sẽ giúp mèo cưng tránh khỏi nguy cơ bị nhiễm trùng thứ cấp, thứ có thể gây nên cái chết nhanh chóng.

Tất cả mèo bị nhiễm bệnh đều nên được giữ trong nhà và được nuôi dưỡng với nhiều tình cảm từ chủ nhân.

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo đáng sợ như vậy nhưng thực tế, 70 % số mèo có khả năng miễn nhiễm với loại virus này.

Các chủ nuôi nên kết hợp ý thức giám sát với việc sử dụng vắc-xin để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cho mèo.

Nên xem

Tham gia tải ngay ứng dụng di động MyPet để nhận được những thông tin thú vị nhất về Thú cưng: