
Những điều chủ nuôi nên biết để phòng ngừa và xử lý chó mèo mắc bệnh dại
Cái chết thương tâm sẽ nhanh chóng ập đến với chó mèo mắc bệnh dại. Nếu không muốn điều này xảy ra, chủ nuôi cần có biện pháp ngăn ngừa và xử lý chính xác.
Không có cách điều trị hoặc chữa khỏi bệnh dại khi các triệu chứng rõ ràng xuất hiện. Ngoài ra, do bệnh dại là mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng nên những chó mèo mắc bệnh dại thường phải đối mặt với kết cục bi thảm.
Ngăn ngừa chó mèo mắc bệnh dại
Tiêm phòng dại cho chó mèo là cách thức đơn giản nhất.
Tiêm vắc-xin phòng dại là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất. Ở hầu hết các quốc gia, chính phủ bắt buộc tất cả chó mèo nuôi sau 3 tháng tuổi phải được tiến hành tiêm phòng dại.
Ở Việt Nam, việc tiêm chủng miễn phí diễn ra định kỳ tại các cơ sở y tế của địa phương.
Vài ngày trước kỳ tiêm chủng, mỗi địa phương sẽ thông báo rộng rãi cho người dân về việc mang chó mèo đi tiêm.
Tại một số quốc gia, việc không tiêm phòng dại cho chó mèo còn được xem như một hành vi phạm luật.
Tiêm phòng cho thú cưng không chỉ giúp bảo vệ tính mạng của chúng. Hành động này còn ngăn chặn khả năng thú cưng lây bệnh cho con người và động vật khác.
Những chú chó cắn người thường được yêu cầu bắt nhốt trong ít nhất 10 ngày để theo dõi có dấu hiệu mắc bệnh dại hay không.
Nếu không có hồ sơ tiêm phòng trước đó, hoặc việc theo dõi kéo dài quá lâu, hay các triệu chứng dại bắt đầu xuất hiện, chú chó sẽ bị yêu cầu xử chết. Các biện pháp xử chết sẽ tùy thuộc vào từng hoàn cảnh.
Nếu không có điều kiện tiêm phòng, chủ nuôi nên chú ý giám sát thú cưng, tránh để chúng tiếp xúc với động vật hoang dã cũng như đánh lộn với các chó mèo khác.
Đối với các gia đình nông thôn, chủ nuôi nên bịt kín các lỗ hổng trong nhà để tránh động vật hoang dã lẻn vào.
Nhớ che đậy và tìm chỗ ngủ an toàn cho chó mèo vào buổi đêm. Biện pháp này giảm bớt nguy cơ tiếp xúc của chó mèo với các động vật khác.
Nên làm gì với chó mèo bị dại?
Khi phát hiện chó mèo mắc bệnh dại, chủ nuôi hãy liên hệ ngay với bác sĩ thú y. Hoặc không, chủ nuôi có thể báo cáo sự cố cho cơ sở y tế địa phương và làm theo khuyến nghị.
Nếu chó mèo mắc bệnh dại do nghi ngờ bị cắn bởi một động vật nào đó, chủ nuôi cũng cần liên hệ với các nhân viên kiểm soát động vật tại địa phương để tìm cách loại bỏ mối nguy.
Sau khi tiếp xúc với động vật, virus dại có thể tồn tại trên da thú cưng tới 2 giờ đồng hồ. Mọi người tốt nhất không chạm vào người chó mèo trong thời gian này.
Trong tình huống buộc phải xử lý, hãy đeo găng tay và trang phục bảo hộ để đảm bảo an toàn.
Những chó mèo đã tiêm phòng nếu bị động vật dại cắn, chúng cũng nên được tiêm thuốc ngay lập tức. Sau khi tiêm, chó mèo bị cắn cần được theo dõi thêm trong 45 ngày.
Nếu chủ nuôi bị cắn bởi chó mèo dại, hãy báo cáo và kiểm tra lại tình hình sức khỏe ở các cơ sở y tế.
Tham gia tải ngay ứng dụng di động MyPet để nhận được những thông tin thú vị nhất về Thú cưng:
Bài viết liên quan
Top 5 dịch vụ Spa thú cưng uy tín nhất ở TP Hồ Chí Minh
Spa thú cưng là loại hình kinh doanh dịch vụ phát triển tại Việt Nam nhiều năm gần đây do nhu cầu nuôi thú cưng và chăm sóc thú cưng ngày càng phát tr...
Điểm danh địa chỉ khách sạn thú cưng 5 sao tại Hà Nội
Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ khách sạn thú cưng tại Hà Nội, bài viết này sẽ giúp đỡ bạn đề cử những khách sạn uy tín có thể đặt lịch trực tiếp tại ap...
Trách nhiệm của chủ nuôi đối với thú cưng
Trước khi chuẩn bị đón 1 thú cưng trở về nhà, bạn nên hiểu rõ về những trách nhiệm của mình đối với thú cưng. Chuẩn bị thật tốt cho cuộc sống của thú...
5 mẹo nhỏ chăm sóc thú cưng hằng ngày
Chăm sóc thú cưng không phải là công việc dễ dàng đối với những chủ nuôi lần đầu. Ngoài việc cung cấp thức ăn đúng cách, bạn sẽ còn phải lo lắng về cá...
Những tính năng giá trị nhất trên một ứng dụng thú cưng
Nếu muốn tạo ra một ứng dụng chăm sóc thú cưng có chỗ đứng trong thị trường chăm sóc thú cưng, ứng dụng của bạn phải cung cấp cho người dùng những giá...