Một số quan niệm sai lầm về mèo nuôi trong nhà từng dẫn đến sự hiểu biết sai lạc ở nhiều thế hệ người nuôi.

Các thế hệ người nuôi mèo trước đây do hạn chế về thông tin nên thường nghe theo những lời khuyên truyền miệng đúc kết từ các kinh nghiệm khác nhau.

Trong số các kiến thức truyền miệng, một số trong đó có tính đúng đắn nhưng cũng không ít kiến thức bị nhầm tưởng, chưa được khoa học chứng minh.

Lâu ngày, các kiến thức này trở thành những quan niệm sai lầm phổ biến trong việc nuôi mèo trong nhà.

5 quan niệm sai lầm phổ biến nhất sẽ được nhắc tới ở dưới đây:

Mèo nuôi trong nhà có hại cho phụ nữ mang thai

mèo nuôi trong nhà

Mèo liệu có gây hại cho chủ nhân mang thai?

Đây là một trong những quan niệm phổ biến nhất về việc nuôi mèo. Quan niệm không sai nhưng cần được hiểu rõ để hạn chế tư tưởng kỳ thị.

Thực chất, phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể nuôi mèo, nhưng cần thẩn trọng khi tiếp xúc với nơi để phân mèo.

Trong phân mèo thường có Toxoplasma, một loại ký sinh trùng trong cơ thể thường bị thải ra ngoài theo đường bài tiết.

Việc tiếp xúc với Toxoplasma trong thời gian thai kỳ có thể gây dị tật bẩm sinh hoặc sảy thai ở phụ nữ.

Nên xem

Nếu phụ nữ có thai nuôi mèo, hãy cẩn thận đeo găng tay và rửa tay trong và sau khi vệ sinh phân mèo.

Những dụng cụ hót phân cũng nên được rửa sạch mỗi ngày để giảm thiểu rủi ro phơi nhiễm Toxoplasma.

Ngoài rủi ro tới từ ký sinh trùng Toxoplasma, các vấn đề khác từ mèo không quá nguy hiểm cho phụ nữ mang thai.

Mèo nuôi trong nhà không cần chăm sóc thú y

mèo nuôi trong nhà

Điều quan trọng đối với mèo nuôi trong nhà là cần được kiểm tra thú y ít nhất một lần mỗi năm.

Ngay cả những chú mèo chỉ ở lì trong nhà cũng có nguy cơ mắc các chứng bệnh khác nhau.

Thực tế, bệnh tiểu đường, bệnh cường giáp, huyết áp cao, bệnh thận và thậm chí ung thư có thể ập đến, không hề phân biệt mèo nhà hay mèo ngoài.

Mèo trong nhà vẫn có thể nhiễm virus, vi khuẩn và ký sinh trùng, do những chất độc này có thể xâm nhập vào trong nhà qua giày dép quần áo, hoặc những vật nuôi khác.

Mèo nuôi trong nhà đã quên hết bản năng

Mèo nuôi trong nhà trông có vẻ chậm chạp nhưng chúng hầu hết vẫn giữ trong mình những bản năng giống loài.

Minh chứng rõ ràng được thể hiện qua trò đùa dọa mèo bằng dưa chuột.

Xem video tổng hợp phản ứng của các chú mèo khi bất ngờ phát hiện dưa chuột.

Các chú mèo thường bị giật mình khi bất ngờ phát hiện một quả dưa chuột được đặt cạnh người.

Về bản năng, đây là phản ứng cảnh giác của loài mèo trước các kẻ thù gây hại trong tự nhiên, ví dụ như rắn.

Mèo nuôi trong nhà không cần cấy vi mạch

Vi mạch thú cưng là một con chip nhỏ có kích thước bằng một hạt gạo thường được cấy dưới da của thú cưng.

Vi mạch không có khả năng định vị thú cưng nhưng giúp lưu lại những thông tin nhằm xác định thân phận của chúng.

mèo nuôi trong nhà

Cấy vi mạch ở mèo.

Ban đầu, cấy vi mạch thường được sử dụng nhiều trên các động vật hoang dã cho mục đích bảo vệ và nghiên cứu. Về sau, công nghệ này cũng được áp dụng cho các thú cưng nuôi trong nhà.

Khi các tổ chức cứu hộ động vật tình cờ giải cứu một chú mèo đi lạc, họ sẽ quét vi mạch để nhờ đó xác định được ai là chủ nhân của chú mèo.

Công nghệ vi mạch từng giúp rất nhiều chủ nuôi được đoàn tụ với mèo cưng. Do vậy nếu có điều kiện, chủ nuôi hãy sớm trang bị vi mạch cho mèo.

Nên xem

Nhà cửa được vệ sinh sạch sẽ, Mèo sẽ không nhiễm bọ chét hay giun tim

Ngay cả khi căn hộ của chủ nuôi luôn lấp lánh sạch sẽ, mèo vẫn có thể bị nhiễm bọ chét hay giun tim.

Bọ chét có thể xâm nhập vào nhà qua giày dép quần áo, qua khách khứa hoặc thông qua các vật nuôi khác.

Ngay cả những loài gặm nhấm trú ẩn trong nhà vào những tháng lạnh cũng có thể mang theo bọ chét.

Giun tim cũng vậy, chúng hoàn toàn có thể được truyền sang mèo qua đường muỗi đốt. Muỗi xuất hiện nhiều trong các căn nhà và là loài phổ biến mang trong mình ấu trùng giun tim.

Bọ chét hay giun tim đều gây ra những hậu quả nguy hiểm cho mèo nếu không điều trị sớm.

Nên xem

Tham gia tải ngay ứng dụng di động MyPet để nhận được những thông tin thú vị nhất về Thú cưng: