
Thú cưng bị bỏ rơi ở phòng khám thú y sẽ về đâu?
Việc vứt bỏ thú cưng ở phòng khám thú y là một lựa chọn thường thấy của nhiều chủ nuôi. Vậy những thú cưng này sẽ đi về đâu?
Bỏ rơi thú cưng ở phòng khám thú y?
Một chú chó con lông xù đen, mềm nhũn, hôn mê và khó thở khi được chủ nhân đưa đến bác sĩ thú y vào giữa tháng Giêng.
Sau một tuần được chăm sóc tích cực, bao gồm cả liệu pháp oxy và tĩnh mạch, chú chó con đã phục hồi trở lại. Chú chó hiện đã khỏe mạnh nhưng lại gặp một vấn đề mới – Vô gia cư.
Chủ sở hữu để lại một số điện thoại giả và cả tên giả khi đăng ký thông tin với phía phòng khám thú y.
Trong quãng thời gian điều trị, người này từng 1 lần gọi điện để kiểm tra tình hình của chú chó, hứa hẹn trả trước 1 nửa khoản tiền điều trị.
Nhưng sau đó, người chủ đã không bao giờ quay lại để lấy chú chó và thanh toán hóa đơn.
Với các bác sĩ thú y, những trường hợp bỏ rơi thú cưng thật sự không hiếm.
Ở các nước Châu Âu có luật động vật nghiêm ngặt nhưng mỗi 2 tháng vẫn có một trường hợp thú cưng bị bỏ rơi tại bệnh viện thú y.
Còn tại các nước như Việt Nam, tần suất diễn ra việc này còn xảy ra thường xuyên hơn.
Theo cách suy nghĩ của nhiều người, để lại thú cưng ở phòng khám thú y là một lựa chọn nhân ái hơn so với việc vứt bỏ ở những nơi khác.
Những động vật bị bỏ rơi ở phòng khám thú y sẽ về đâu?
Theo luật qui định tại nhiều nước phát triển, khi một động vật bị bỏ rơi tại phòng khám thú y, các bác sĩ phải gửi một lá thư đã đăng ký ngày giờ gửi đến địa chỉ của chủ sở hữu.
Nếu chủ sở hữu không trả lời 10 ngày sau khi nhận được thư, vật nuôi sẽ trở thành tài sản của bác sĩ thú y.
Bước xử lý các thú cưng này là một vấn đề gây tranh cãi giữa việc nhận nuôi, đưa vào các tổ chức nhân đạo hoặc tiêu hủy.
Đa phần, các thú cưng bị bỏ rơi thường được tiếp nhận bởi các tổ chức nhân đạo, nơi tạm chăm sóc và giúp hỗ trợ thú cưng tìm được chủ nhân mới.
Trước đó, các phòng khám thú y cũng sẽ trợ giúp phần nào trong việc điều trị bệnh tật, đưa thú cưng về trạng thái sức khỏe ổn định.
Trong 1 số trường hợp, các bác sĩ dùng cách tiêu hủy hoặc trợ tử. Tuy bất nhẫn nhưng họ được quyền làm vậy.
Nhưng tóm lại, để hạn chế những trường hợp bỏ rơi thú cưng, mỗi phòng khám thú y lại được phổ biến những cách thức xác nhận thông tin của chủ nuôi hoặc yêu cầu đặt cọc tiền.
Sự đảm bảo hơn từ các phòng khám thú y
Nhiều bác sỹ tại các phòng khám thú y thừa nhận họ không tiện ép buộc chủ nuôi phải cung cấp quá kỹ thông tin, nhất là tại thời điểm thú cưng đang cần cấp cứu khẩn trương.
Hình thức yêu cầu đặt cọc tiền điều trị chỉ giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho các bác sỹ. Thực tế, nhiều người sẵn sàng chịu mất số tiền đặt cọc thay vì tiếp tục chịu trách nhiệm với thú cưng.
Do đó, các nước phát triển luôn coi việc cấy chip ID như một nghĩa vụ bắt buộc đối với những người nuôi chó mèo. Nếu điều tra ra việc bỏ rơi thú cưng, người chủ sẽ bị xử phạt theo pháp luật.
Hãy tải ngay ứng dụng di động MyPet để đọc thêm những kiến thức thú vị liên quan tới thú cưng:
Bài viết liên quan
Hướng dẫn kiểm tra sức khỏe cho thú cưng tại nhà
Con người hay thú cưng đều không thể tránh được những lúc bị bệnh, tuy nhiên nếu được phát hiện sớm thì khả năng cao được chữa trị khỏi là nhiều hơn...
Khám phá những điều thú vị đằng sau giống mèo Nga mắt xanh Russian Blue
Mèo Nga mắt xanh được biết tới là giống mèo quý tộc với nét đẹp tinh tế, thanh thoát cùng đôi mắt xanh huyền bí. Nếu bạn đang tìm hiểu về giống mèo nà...
Các loại thực phẩm cho chó cực tốt cho hệ tiêu hóa
Tiêu chảy là một trong những chứng bệnh rất phổ biến ở thú cưng, chắc hẳn sẽ có rất nhiều người nuôi boss thắc mắc rằng phải cho cún ăn gì để hồi phục...
Mèo bị bệnh – Những dấu hiệu tuyệt đối không thể bỏ qua
Khi chó mèo bị bệnh, chúng không thể tự nói được mà chúng ta phải dựa vào các biểu hiện bên ngoài để nhận biết. Vì vậy bạn tuyệt đối đừng bỏ qua những...
Top 5 giống chó chăn cừu phổ biến nhất hiện nay
Ngày nay do nền kinh tế ngày càng phát triển, các giống chó chăn cừu thường được nuôi làm thú cưng nhiều hơn là làm nhiệm vụ chăn dắt ở các nông trại...